CÁCH LÀM DỊCH ĐẠM CÁ BÓN CHO HOA HỒNG HIỆU
QUẢ
Phân cá (phân bón cá) hay còn được gọi là đạm cá được sử dụng như là một dòng phân bón hữu cơ để bón cho cây trồng. Phân cá được sản xuất bằng cách thủy phân protein từ cơ thịt cá, thành các dưỡng chất ( acid amin, vitamin, khoáng chất …) mà cây trồng dễ dàng hấp thu. Trong phân cá có chứa nhiều loại acid amin, đặc biệt là các acid amin không thể thay thế giúp cây trồng sinh tổng hợp dưỡng chất và phát triển cân đối! Chính vì vậy nhiều người gọi “ Phân cá” là “đạm cá” cũng không sai! Vậy làm cách nào để tự làm dịch đạm cá bón cho hoa hồng hiệu quả?
VINONG.NET HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM DỊCH ĐẠM CÁ BÓN CHO HOA HỒNG
Mục Lục [show]
Tác dụng của đạm cá đối với cây hoa hồng
Một trong các tác dụng tiêu biểu của đạm cá với cây hoa hồng có thể kể đến như:
- Cung cấp đạm hữu cơ cho cây trồng: cung cấp các acid amin thiết yếu và không thiết yếu, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp vật chất của hoa hông, giúp cây hấp thu nhanh chóng.
- Cung cấp các vitamin, khoáng chất, lân hữu cơ, các dưỡng chất có lợi khác cho cây trồng …
- Cải tạo đất và bảo vệ bộ rễ, giúp bộ rễ hấp thu dưỡng chất tốt nhất.
- Cây trồng có thể hấp thu các dưỡng chất từ phân cá qua tất cả các bộ phận của cây như: thân, lá, rễ … vì vậy giúp cây trồng phát triển rất nhanh. Phân cá được sử dụng như là một dưỡng chất kích thích sinh học tự nhiên cho cây trồng
- Thúc đẩy quá trình ra hoa, đậu trái của cây trồng
- Cung cấp các dưỡng chất cân đối, cả đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng.
- Tăng sức đề kháng của cây trồng, giúp cây trồng khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt hơn
- Không gây ngộ độc thừa dưỡng chất cho cây trồng nếu bạn lỡ tay bón quá nhiều phân cá.
Đạm cá (phân cá) có nhiều lợi ích cho cây trồng như vậy! Bà con, còn ngại ngần gì nữa mà không bắt tay vào tự làm dịch đạm cá bón cho hoa hồng trong vườn nhà mình đi
Cách làm dịch đạm cá sử dụng chế phẩm EM
Công dụng của chế phẩm EM trong quá trình ủ phân cá:
Chế phẩm EM (còn được gọi là vi sinh vật hữu hiệu) là tập hợp đa chủng vi sinh vật hữu ích. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các vi sinh vật trong chế phẩm có khả năng sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân, và tiết ra các enzyme thủy phân cá hợp chất hữu cơ cao phân tử thành các chất có cấu trúc nhỏ mà cây trồng dễ dàng hấp thu được.
Một số tác dụng tiêu biểu nhất của chế phẩm EM trong quá trình ủ cá:
- Thủy phân cơ thịt cá: Các vi sinh vật tiết ra các enzyme protease, lipase, cellulase … thành các chất cây trồng dễ dàng hấp thu
- Khử mùi hôi phân cá: Các vi sinh vật ức chế và tiêu diệt các vi sinh vật gây mùi, gây bệnh … theo cơ chế: cạnh tranh số lượng, cạnh tranh thức ăn, không gian sống và tiết ra các chất ức chế ….
- Cung cấp hệ vi sinh vật hữu ích: hệ vi sinh vật trong chế phẩm EM rất đa dạng, khi bón vào môi trường đất, chúng sẽ tạo ra hệ sinh thái vi sinh vật hữu hiệu giúp cải tạo đất, hỗ trợ cây trồng phát triển rất mạnh
- Tăng hàm lượng đạm cá và nâng cao chất lượng dinh dưỡng của phân cá: các tế bào vi sinh vật, ngay cả khi chúng chết cũng có tác dụng vô cùng to lớn với cây trồng. Khi các vi sinh vật chế, dưới tác dụng của ezyme nội bào và ngoại bào, tế bào vi sinh vật phân hủy tạo ra các kích thích tốt sinh học, tăng lượng đạm hữu cơ …. rất hữu ích với cây trồng.
Tại sao ủ cá cần dùng đến mật rỉ đương hoặc đường phên nấu chè?
Một lý do rất đơn giản là mật rỉ đường (hoặc đường phên nấu chè) chính là thức ăn của hệ vi sinh có trong chế phẩm EM. Các vi sinh vật này sử dụng dinh dưỡng từ mật rỉ đường để sinh trưởng, phát triên, sinh sản và tiết ra các enzyme để thủy phân cá ( hiểu nôm na là phải cho chúng ăn, thì chúng mới làm việc tốt được).
Vậy nếu không mua được mật rỉ đường ( hoặc đường phên) thì dùng đường trắng có được không? Đây cũng là thắc mắc của nhiều bà con! Đường kính trắng đã được tẩy đi rất nhiều chất có lợi cho vi sinh phát triển. Vì vậy bà con cố gắng mua đường phên hoặc mật rỉ đường để ủ cá nhé. Trong trường hợp không mua được mật rỉ đường hoặc đường phên. Bà con nên dùng đường hoa mai ( đường vàng) cho vào ít nước và đun sôi tầm 5 phút, để nguội và lấy ra sử dụng nhé!
Các bước tiến hành làm dịch đạm cá bằng chế phẩm EM
Chuẩn bị nguyên liệu ủ cho 30kg cá:
- Cá tươi ( hoặc đầu cá, ruột cá …): 30kg
- Chế phẩm sinh học EM gốc ( EM1 – Emic): 1 chai 1 lít
- Khử mùi hôi EMZEO: 1 gói 200gr
- Mật rỉ đường: 2kg
- Vỏ dứa, hoặc đu đủ xanh: 2 – 3kg ( không bắt buộc)
- Nước sạch: 40 lít
Cách tiến hành ủ phân bón cá
Bước 1: Hoạt hóa chế phẩm EM gốc – Emic
- Mục đích của công đoạn này là nhân sinh khối chế phẩm sinh học Emic thành chế phẩm EM thứ cấp ( EM 2)
- Công thức nhân sinh khối như sau: 1 lít Emic + 19 lít nước sạch + 1kg mật rỉ đường cho vào can khuấy đều và vặn chặt. Sau 32h đối với mùa đông ( 24h với mùa hè) ta thu được 20 lít chế phẩm EM thứ cấp ( EM2)
Chú ý: Nếu không có thời gian nhân sinh khối, ta tiến hành ủ trực tiếp từ chế phẩm Emic cũng được, vừa ủ vừa nhân sinh khối trong quá trình ủ cá luôn!
Bước 2: Thực hiện ủ phân cá
- Đảo đều hỗn hợp: 30kg cá + 20 lít EM thứ cấp + 1kg mật rỉ đường + ½ gói EMZEO + vỏ dứa hoặc đu đủ xanh
- Rắc nốt ½ gói khử mùi hôi EMZEO lên bề mặt
- Đậy kín thùng để ủ. Sau khi ủ được 15 – 20 ngày. Tiến hành bổ sung thêm 15 – 20 lít nước sạch. Khuấy đều, đậy ủ tiếp 10 – 15 ngày nữa.
Bước 3: Thời gian ủ và bảo quản
- Tùy từng loại cá ( cá to hay nhỏ, xay nghiền hay chưa) mà thời gian ủ phân cá từ 30 – 35 ngày ( loại cá to có khi còn phải mất 40 – 45 ngày)
- Sau khi ủ xong, tiến hành lọc bỏ cặn bã, rót phân cá vào chai và vặn kín bảo quản để dùng dần
- Bảo quản phân cá nơi khô, ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Cách làm dịch đạm cá bằng chế phẩm sinh học EMIC + EMZEO dạng bột
Chế phẩm sinh học Emic dạng bột có thể gọi là men ủ cá rất tốt, với ưu điểm dễ đóng gói, vận chuyển, bảo quản … giá thành hợp lý.
Khử mùi hôi EMZEO có tác dụng:
- Khử sạch mùi hôi sinh ra trong quá trình ủ cá
- Hỗ trợ phân giải và thủy phân protein cơ thịt cá rất tốt
Bộ sản phẩm kết hợp giữa chế phẩm EMIC + EMZEO có thể nói là dòng men ủ cá tốt nhất thị trường ở thời điểm hiện tại.
Chuẩn bị nguyên liệu ủ 30 kg cá
- Cá tươi, đầu cá, ruột cá: 30kg
- Men ủ phân cá: 1 gói chế phẩm Emic + 1 gói Khử mùi hôi EMZEO
- Mật rỉ đường hoặc đường phên nấu chè: 1,5 kg
- Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 2 – 3 kg ( không bắt buộc)
- Nước sạch
Các bước tiến hành ủ phân cá bằng men vi sinh ủ cá Emic + EMZEO
Bước 1: Chọn nguyên liệu cá tươi ( có thể để nguyên con hoặc xay ra). Không nên dùng cá đã ươn thối dùng để ủ vì khi ủ chất lượng của PHÂN CÁ sẽ giảm rất đáng kể
Bước 2: Đảo đều men ủ cá ( EMIC 200gr + ½ gói khử mùi hôi EMZEO 200gr) + 1 kg mật rỉ đường + 30kg cá + 1 lít nước sạch + 2 – 3kg vỏ dứa hoặc đu đủ xanh ( không bắt buộc)
Bước 3: Rắc ½ gói EMZEO còn lại lên trên bề mặt hỗn hợp cá trên
Bước 4: đậy kín, chùm túi bóng đen để ủ
Bước 5: Sau khi ủ được 15 – 20 ngày bổ sung thêm 20 – 30 lít nước (đối với 30kg cá ủ) + 500gr mật rỉ đường. Khuấy đều đậy ủ tiếp 10 – 15 ngày là sử dụng được
Bước 6: Lọc phân cá và tiến hành bảo quản
Chú ý:
- Đối với cá xay ra (hoặc cá nhỏ) thì thời gian ủ sẽ rút ngắn rất nhiều, đồng thời giảm được lượng men ủ cá
- Cho nhiều men ủ cá thì thời gian ủ sẽ rút ngắn xuống
- Khi ủ 30 kg cá nguyên liệu sẽ thu được 30 – 35 lít dịch gốc ( phân cá gốc hay dịch cá gốc)
- Nên sử dụng cá nước ngọt, cá tươi … sẽ mang lại chất lượng phân cá tốt nhất
- Không cần phải sử dụng thêm protease phân hủy protein ( giá trên thị trường khá đắt) vì men ủ cá kết hợp giữa Emic + Emzeo hoạt động rất mạnh rồi.
Quy trình làm dịch đạm cá chi tiết:
Nhận biết ủ phân cá thành công:
- Trong quá trình ủ, nhiệt độ sẽ tăng trong giai đoạn đầu, tăng lên 35 – 450C (ở nhiệt độ này các enzyme sinh ra từ men ủ cá hoạt động tối ưu nhất)
- Từ 3 – 7 ngày khi mới ủ cá, trong thùng ủ phân cá có hiện tượng sôi trào ( gần giống sôi như nấu cám). Chính vì vậy bạn nên sử dụng thùng rộng rãi để ủ phân cá nhé!
- Không có mùi hôi thối. Phân cá ủ thành công có mùi lên men protein, hơi chua và có mùi hơi nhẹ như mắm cá!
Tổng kết: Nếu ủ cá bằng phương pháp thứ 2 sẽ cho chất lượng phân cá tốt nhất với chi phí là rẻ nhất. Muốn tăng thời hạn sử dụng phân cá, trước khi đóng chai bảo quản nên sử dụng phương pháp thanh trùng Pasteur
CÁCH SỬ DỤNG DỊCH ĐẠM CÁ BÓN CHO HOA HỒNG
Phân cá hữu cơ dạng dịch rất phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá …. phân bón cá phù hợp với các loại cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng qua lá, thân và rễ
Hướng dẫn sử dụng phân cá hữu cơ dạng dịch
- Lắc đều chai đựng phân cá cho dưỡng chất phân bổ đều
- Pha phân cá với nước sạch theo tỉ lệ: 1 lít phân cá với 100 – 150 lít nước
- Tưới hoặc phun phân cá cho cây trồng ( nên phun vì phân cá sẽ được lá và thân hấp thu tốt hơn rễ )
Nên tưới ( phun) phân cá vào khi nào?
- Đối với cây trồng ngắn ngày ( rau, cây ăn lá …): 5 – 7 ngày tưới 1 lần
- Đối với cây cảnh, hoa, cây công nghiệp ( cây dài ngày): thời gian đầu 7 – 10 ngày tưới một lần, sau đó 15 – 20 ngày tưới một lần
Chú ý: Nên kết hợp cả bón dịch đạm cá và bón phân cá vi sinh dạng viên cho hoa hồng. Bạn sẽ thật bất ngờ chỉ sau thời gian ngắn thôi đấy nhé
TẠI SAO NÊN Ủ PHÂN CÁ BÓN CÂY
CÁCH LÀM PHÂN CÁ DẠNG VIÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét